Có rất nhiều ý kiến khẳng định ngành thép Việt
Nam
phát triển... ngược với quy luật khi công nghiệp cán... có trước công
nghiệp luyện. Và ngay trong công nghiệp luyện, các lò luyện với công
suất nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, nguyên liệu chủ yếu là phế liệu
lại phát triển rầm rộ hơn hẳn loại công nghệ "chính quy", hiện đại:
luyện thép từ quặng với quy mô lớn, cho sản phẩm giá thành rẻ. Thậm
chí, có ý kiến cảnh báo về nguy cơ Việt Nam trở thành "bãi rác" công
nghệ, thiết bị sản xuất thép. Và cũng có không ít bài báo chứng minh cụ
thể sự ô nhiễm, lãng phí gây ra bởi việc sử dụng công nghệ lạc hậu
trong sản xuất thép... tại các địa phương trong cả nước.
Phát triển đúng quy luật cung - cầu
Nhưng cũng lại là thực tế rất...
đáng mừng: chính những nhà sản xuất với công nghệ lạc hậu này lại đang
sản xuất, cung ứng sản lượng đáng kể phôi thép cho nền kinh tế. Nhiều
năm qua, nhu cầu thép của Việt
Nam
đều tăng ở mức hai con số mỗi năm. Tương ứng với mức tăng ấy, sản lượng
phôi thép do các doanh nghiệp trong nước sản xuất cũng tăng mạnh qua
từng năm, và năm 2007 đã đáp ứng 40% nhu cầu phôi thép toàn ngành. Dự
báo năm 2008, nhu cầu thép Việt
Nam
tăng tới 17-20% so với năm 2007. Tuy nhiên, phôi thép sản xuất trong
nước vẫn tăng trưởng và sẽ đáp ứng 50% nhu cầu phôi cho sản xuất thép
trong nước (2/4,5 triệu tấn). Đó là kết quả mà ngành thép Việt
Nam - suốt lịch sử phát triển vài chục năm trước đó - chưa từng đạt được.
Điều đó có nghĩa, ngành thép Việt
Nam
thực tế vẫn đang phát triển rất... đúng quy luật cung - cầu. Nét "dị
biệt", là sự phát triển ấy diễn ra không hoàn toàn đúng với định hướng
của chính sách quản lý. Nguyên nhân bắt nguồn từ những khác biệt trong
quan niệm của nhà quản lý và doanh nghiệp về định hướng "đi tắt, đón
đầu" trong phát triển ngành thép. Nhà quản lý muốn ngành thép "đi tắt,
đón đầu" về công nghệ sản xuất hiện đại, để vừa đảm bảo phát triển
trong vài chục năm tới, lại vừa bảo vệ môi trường. Ngược lại, "đi tắt,
đón đầu" với doanh nghiệp trước tiên là phải đầu tư nhà máy sản xuất để
khai thác, giành lại và thu lợi từ thị trường phôi thép trong nước vốn
đang phụ thuộc nhập khẩu. Lựa chọn của doanh nghiệp đã phát huy hiệu
quả kinh tế - xã hội rất lớn. Vì Việt
Nam
đã có khả năng đáp ứng 50% nhu cầu phôi cho sản xuất thép trong nước.
Và giá phôi trong nước sản xuất đang rẻ hơn từ 40 - 50 USD so với phôi
nhập khẩu. Trong khi đó thì chưa có dự án "nhiều tỷ" USD với công nghệ
sản xuất thép hiện đại, bảo vệ môi trường được đưa vào sản xuất tại
Việt
Nam.
Lấy lại thị trường đã mất
Trước đây, nguyên liệu chính để
sản xuất thép là gang - một sản phẩm có nguồn gốc từ quặng sắt được
luyện trong lò cao. Do quặng sắt tại các mỏ thường không đồng nhất về
chất lượng, hàm lượng, nên đã xuất hiện nhiều loại công nghệ như sản
xuất sắt xốp, sắt lỏng, sắt cacbid... để cung ứng nguyên liệu cho công
nghiệp luyện thép. Tuy nhiên, đem lại nhiều hiệu quả kinh tế và bảo vệ
môi trường nhất là công nghệ lò điện sử dụng thép phế liệu để sản xuất
thép. So sánh với công nghệ chế biến quặng sắt qua lò cao, thì công
nghệ này tiết kiệm vốn đầu tư hơn hẳn. Các chỉ tiêu tiêu hao năng
lượng, khoáng sản, ô nhiễm không khí, nước, phế thải... cũng thấp hơn
trên 50% so với công nghệ truyền thống. Do vậy, đây chính là loại công
nghệ phù hợp với đặc thù nền kinh tế và hiện được nhiều doanh nghiệp
Việt
Nam sử dụng.
Cần nhấn mạnh là, từ năm 1995, chủ
trương xây dựng liên hiệp luyện thép có công suất từ 3-5 triệu tấn/năm
đã thể hiện tại thông báo số 112/TƯ ngày 12/4/1995 của Bộ Chính trị. Ý
tưởng phát triển thế mạnh sản xuất thép từ quặng với nguồn quặng sắt mỏ
Quý Xa (Lào Cai) và các mỏ nhỏ tại Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn...
nâng công suất của Cty Gang thép Thái Nguyên lên 1 - 1,5 triệu tấn/năm
đã được đặt ra. Nhưng chủ trương, ý tưởng này đã không trở thành hiện
thực vì những hạn chế đến từ nhận thức, vì thiếu vốn và vì thiếu cả các
cơ chế khuyến khích cụ thể. Tính thiếu định hướng trong chính sách vĩ
mô phát triển ngành thép đã dẫn tới kết quả các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh chỉ tập trung phát triển công nghiệp cán. Chỉ tới khi bị thiệt
hại do quá phụ thuộc nguồn phôi thép nhập khẩu bộc lộ, thì các doanh
nghiệp mới rầm rộ chuyển sang các dự án sản xuất phôi trong vài năm gần
đây.
Rất may là các doanh nghiệp Việt
Nam
đã rút ra kinh nghiệm từ việc phụ thuộc nguồn phôi nhập khẩu và chỉ
phát triển công nghiệp cán thép xây dựng. Do vậy, các dự án đầu tư vào
ngành thép đã... chuyên nghiệp hơn hẳn. Tiêu biểu là mô hình cụm công
nghiệp (CCN) liên hợp luyện - cán thép của Cty CP thép Cửu Long -
Vinashin. Sau 4 năm, doanh nghiệp này đã xây dựng và vận hành cụm 6 NM
thép với công suất 1,2 triệu tấn/năm. Trong đó, có NM sản xuất thép
tấm, NM sản xuất thép hình kỹ thuật, NM sản xuất khí công nghiệp lớn
nhất lớn nhất Việt
Nam.
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thép tại CCN này là thép phế liệu. Sản
phẩm của CCN đều là các loại thép từ trước đến nay Việt
Nam
đều phải nhập khẩu. Có nghĩa là doanh nghiệp này đã đầu tư và thu lợi
chính đáng trên mảng thị trường mà thép Trung Quốc chưa... với tới. Như
vậy, Cty CP thép Cửu Long - Vinashin đã không chỉ lựa chọn mô hình đầu
tư "vừa sức", mà còn góp phần đẩy trình độ phát triển toàn ngành thép
lên tầm cao mới.
(DĐDN)